Những lời dạy của các bậc thánh hiền – Cầu Học

Những lời dạy của các bậc thánh hiền – Cầu học là cuốn sách cuối cùng trong bộ “Lý tài – Tu thân – Cầu học”. Cuốn sách đem đến những bài học, những tư tưởng của người xưa về vấn đề đối nhân xử thế, quan điểm học tập. Thông qua cuốn sách này, chúng ta sẽ thấy được những giá trị tinh hoa mà người xưa đã đúc kết được và để lại cho thế hệ sau.

Thông tin cơ bản của bộ sách “Những lời dạy của các bậc thánh hiền”

Tổng quan bộ sách “Những lời dạy của các bậc thánh hiền”

“Những lời dạy của các bậc thánh hiền” là ấn phẩm đặc biệt nằm trong dòng sách Minh Triết Phương Đông của Công ty Sbooks. Dòng sách này mang lại những tựa sách có tính chất triết học, đạo lý, tinh hoa tư tưởng, trí tuệ của người xưa để mang lại cho hậu thế ngày nay những bài học kinh nghiệm quý báu, sâu sắc về các phương diện trong cuộc sống. Bộ ba Thánh Hiền Thư “Lý tài – Tu thân – Cầu học” là một trong số những tựa sách mang định hướng đó.

 

 

 

Những lời dạy của các bậc thánh hiền

Sơ lược nội dung 3 quyển “Lý tài – Tu thân – Cầu học”

Nhan đề của ba ấn phẩm đã lần lượt nói lên những lĩnh vực quan trọng nhất trong đời sống con người. Nội dung và các chương mục nói về những chủ đề nhất định.

Với Lý Tài, đó là những tư tưởng đặt trọng tâm về câu chuyện quản lý, đối xử với những thiết chế nền tảng trong xã hội. Việc quản lý đi từ cấp độ cơ bản nhất cho đến cái quy mô lớn hơn. 

Với Tu Thân, nội dung quan trọng của nó chính là cái bên trong của con người, liên quan đến việc tu dưỡng đạo đức, và xác lập tâm thế bên trong của con người khi tiến hành đối đãi với những người và những sự việc trong xã hội.

Lý tưởng của người xưa về Lý tài – Tu thân – Cầu học

Với Cầu Học, đó là những tư tưởng đặt trọng tâm vào câu chuyện đối đãi với những con người và sự việc trong xã hội như thế nào, đặt ra những nguyên tắc làm châm ngôn, điểm xuất phát, vận dụng chúng vào thực tế xã hội, gọi là Xử Thế. Cầu Học còn có một nội dung, như nhan đề đã cho thấy phần nào, cũng chính là Cầu học, hàm ý những con người trong xã hội phải hết sức đề cao, quan tâm đến việc giáo dục bản thân mình, học hỏi các nguyên tắc trong xã hội, và các kỹ năng trong cuộc sống, đồng thời đánh giá cao vai trò của người thầy, những con người làm sự nghiệp giáo dục.

 

Cầu Học – Tập 3 của bộ sách “Những lời dạy của các bậc thánh hiền”

Đối nhân xử thế

Quan điểm về đối nhân xử thế trong cuốn sách Cầu học được thể hiện qua các quan điểm khác nhau của từng nhà hiền triết. Mỗi người đều có một phương thức tiếp cận các bài học đối nhân xử thế khác nhau:

  • Lão Tử là người dẫn đầu và sáng lập ra Đạo giáo. Ông nêu lên quan điểm của mình về đối nhân xử thế là “Đại sự bắt đầu từ những việc nhỏ bé”. Bất kể vấn đề gì cũng cần phải giải quyết ngay từ khi nó còn bé, còn đang ấp ủ. Bời càng về lâu dài, chúng sẽ càng trở nên biến loạn và khó khắc phục.
  • Khổng Tử lại cho rằng, đối nhân xử thế là phải lấy đức báo oán. Triết lý sống của Khổng Tử đó là trở thành một chính nhân quân tử. Do đó, không chấp nhặt với tiểu nhân và đối xử kính trọng mới được lòng người.
Đối nhân xử thế theo quan điểm của thánh nhân
  • Mạnh Tử thì trò rằng đối nhân xử thế trước tiên phải đòi hỏi mình, sau mới đòi hỏi người. Bất cứ điều gì trước tiên cũng phải tìm nguyên nhân từ bản thân. Phải biết tự khắc phục và sửa lỗi do chính bản thân mình tạo ra thì mới có thể trở nên thành công. 
  • Trang Tử lại cho rằng mọi sự cần lượng sức mà làm. Lựa chọn sự vật, sự việc phù hợp với bản thân, không làm ngược lại với bản tính mới đảm bảo được phúc đức

Quan điểm về giáo dục

Quan điểm về việc học và giáo dục của người xưa cũng có rất nhiều điểm khác nhau. Mỗi người ở mỗi thời kỳ sẽ có quan điểm giáo dục riêng biệt.

  • Nhanh Chi Thôi cho rằng sự học không có lúc bắt đầu. Ông cho rằng việc học là việc cả đời, lúc trẻ không học thì già học. Nghề đi học là nghề dễ học nhất và cũng hữu dụng nhất trong đời. 
  • Tăng Quốc Phiên ở thời Thanh cho rằng “cần cù làm việc thật sự, ít nói ba hoa”. Điều này có nghĩa là ít nói, hay làm. Con người chỉ khi không lao động, rảnh rỗi thì mới dễ dàng sa ngã và biến chất.  Cần cù học tập thì mới tăng trưởng được tài năng. 
Quan điểm giáo dục của các nhà hiền triết cổ đại
  • Trường Lý Tưởng thời Thanh có quan điểm giáo dục rằng: “Tìm thầy xác định suốt đời”. Học hành hay giáo dục đều cần phải có một quy luật nhất định. Muốn học tốt trước tiên phải có thầy tốt. Con người sống ở đời không thể không có thầy.
  • Tuân tử Thời Chiến Quốc cho rằng “Học tập có thể biến nghèo túng thành giàu có”. Chỉ có dựa vào học tập thì mới thay đổi được số phận của cuộc đời. 

Thông qua cuốn sách “Những lời dạy của bậc thánh hiền – Cầu học”, chúng ta có thể thấy những quan điểm của người xưa vẫn được áp dụng trong thời hiện đại. Đó đều là những quan điểm mang tính giá trị thời đại. Tủ sách trí tuệ mong rằng thông qua cuốn sách này bạn sẽ hiểu hơn về các triết lý về đối nhân xử thế cũng như giáo dục.  

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận