Review Mùa Lá Rụng Trong Vườn – Ma Văn Kháng

Nhắc đến những tác phẩm viết về đề tài gia đình sau những năm tháng chiến tranh không thể không nhắc đến Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng. Những nhân vật trong gia đình với những tính cách khác nhau. Là đại diện cho mỗi con người trong xã hội lúc bấy giờ. Trước những sự thay đổi to lớn của xã hội họ đã làm thế nào để có thể tồn tại? Cùng tusachtritue.com khám phá những điều thú vị trong tác phẩm. 

Tóm tắt nội dung Mùa lá rụng trong vườn

Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng
Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng

Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng được sáng tác vào năm 1982 và chính thức ra mắt độc giả năm 1985.

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh từ những năm tháng đất nước có nhiều biến động ảnh hưởng tới cuộc sống của từng gia đình lúc bấy giờ. Mà cụ thể chính là gia đình ông Bằng tại thủ đô Hà Nội.

Ông Bằng là một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu. Ông có 5 người con trai, anh cả tên Tường đã hy sinh nơi chiến trận. Anh hai tên Đông là bộ đội đã xuất ngũ có vợ là cô Lý. Anh Luận là nhà báo, con trai thứ ba với cô vợ tốt bụng tên Phượng. Người con thứ 4 là Cừ, là đứa khiến ông để tâm vì thói chơi bời, hư hỏng. Cậu út tên Cần đang du học ở Liên Xô.

Ông Bằng sống chung với hai người con trai. Ngôi nhà tưởng chừng như bình yên ấy lại ẩn chứa những bi kịch không thể diễn tả hết bằng lời. Từ ngày người con thứ 4 bỏ việc trốn ra nước ngoài đã để lại một cú sốc vô cùng lớn đối với ông Bằng. 

Gia đình ông là một gia đình gia giáo. Bản thân ông lại là một người cha vô cùng nghiêm khắc nhưng lại không thể dạy con của mình. Thời điểm Cừ nhận ra lỗi lầm của mình cũng là lúc anh quyết định lìa xa cõi đời này. Tin tức về tới nhà đã khiến ông Bằng nhập viện và qua đời không lâu sau đó.

Cuộc sống gia đình chưa được yên ổn lại dậy sóng. Vợ Đông ngoại tình, bỏ chồng vào Sài Gòn…

Dù ở thời nào đi chăng nữa, giá trị tinh thần luôn cần được đề cao

Tác phẩm được chuyển thể thành phim
Tác phẩm được chuyển thể thành phim

Mỗi nhân vật trong Mùa lá rụng trong vườn đại diện cho những con người khác nhau trong xã hội lúc bấy giờ. Ông Bằng là đại diện của một người cha nghiêm nghị, mẫu mực, đề cao những giá trị đạo đức của dân tộc. Trước những biến động của xã hội lúc bấy giờ ông vẫn một mức suy tôn những giá trị cao cả đó.

Chị Hoài vợ anh Tường là đại diện cho một con người sống có trước sau, sống tình cảm và biết cách quan tâm tới mọi người dù cho giờ đây giữa chị và gia đình ông Bằng chẳng còn mối liên hệ nào nữa.

Đông không xấu nhưng lại sống không có ước mơ, chỉ muốn hưởng thụ một cuộc sống giản đơn chẳng phải nghĩ nhiều. Vợ anh là chị Lý lại nhiều tham vọng, coi trọng vật chất để rồi chính vật chất đã làm chị sa ngã. 

Vợ chồng Luận và Phượng là những con người tinh tế, tốt bụng. Hai mảnh ghép hoàn hảo đã khiến họ sống đúng với kim chỉ nam của bản thân và lời răn dạy của bố.

Cừ là đại diện cho một thế hệ xem thường giá trị văn hóa dân tộc, suy đồi về mặt đạo đức và rồi phải chọn cái chết để giải phóng bản thân.

Em út Cần là người có học, có ước mơ và biết nắm bắt hạnh phúc của chính mình.

Dù được thừa hưởng một nền giáo dục giống nhau, nhưng mỗi anh em một tính cách và số phận khác nhau. Đến cuối cùng những người biết trân trọng giá trị tinh thần là những người an yên nhất.

Tác phẩm chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc
Tác phẩm chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc

Kết

Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm đề cao những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã có từ bao đời nay. Dù có bao biến cố thăng trầm của lịch sử đi chăng nữa thì gia đình vẫn luôn là điểm tựa vững chắc. Tác phẩm đã truyền đi thông điệp ý nghĩa:  “Khinh rẻ giá trị tinh thần thì đời trống rỗng, hoang tàn”.

Xem những bài review hay tại tusachtritue.com.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận