Sóng Ở Đáy Sông – Luôn Có Ánh Sáng Ở Phía Cuối Đường Hầm

Sóng ở đáy sông là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam ở thế kỷ XX. Bằng ngòi bút tài tình của mình nhà văn Lê Lựu đã khắc họa rõ nét về cuộc đời của nhân vật Núi. Một con người được sinh ra đã là sai lầm liệu có thể sống tốt hay không? Cùng tusachtritue.com tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tóm tắt nội dung Sóng ở đáy sông

Sóng ở đáy sông - Lê Lựu
Sóng ở đáy sông – Lê Lựu

Nội dung của tác phẩm Sóng ở đáy sông xoay quanh nhân vật Núi. Núi được sinh ra từ kết quả của những lần ông chủ ăn nằm ở con ở trong nhà. Núi và 2 đứa em của mình lần lượt được sinh ra nhưng lại chẳng được thừa nhận hợp pháp.

Họ cùng sống chung trong một ngôi nhà có cha Núi, những người con của vợ cả đã mất và mẹ con Núi. Mọi lời ăn tiếng nói, mọi hành động đều phải để ý kỹ càng.

Cuộc đời Núi từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành trượt dài trong tăm tối, bất hạnh cứ thế đeo đẳng mẹ con Núi. Đặc biệt sau khi mẹ chết, cha không nhận nuôi cuộc sống của Núi ngày càng rơi vào bế tắc. Và rồi những bi kịch dần xảy đến khiến Núi lao vào con đường tù tội. Sau những năm tháng sai hoàn sai anh đã trở về với thân phận một người tử tế.

Nguyên nhân nào khiến Núi sa ngã?

Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình
Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình

Dù là một đứa con loại hai, bị ghẻ lạnh thế nhưng cuộc sống của mẹ con Núi cũng đã từng rất bình yên. Dù chịu khổ cực là vậy nhưng mẹ con Núi vẫn có nhà để ở, có đồ để ăn, anh em Núi vẫn được cắp sách đến trường. Núi cũng là người thông minh sáng dạ khiến người cha hài lòng.

Khi đất nước có những biến động, ba anh em Núi phải về quê sơ tán theo lệnh của nhà nước. Ở quê, Núi là một người xuất xứ từ thành phố, khả năng học tập khiến bạn bè phải ngưỡng mộ.

Nhưng cuộc đời có bao giờ bình yên. Mẹ mất năm Núi 17 tuổi, cha thờ ơ và chối bỏ khiến Núi lâm vào con đường tội lỗi. 

Trong một lần đi làm thuê để nuôi các em, Núi bị người ta vu oan là kẻ trộm. Ấy vậy mà người được gọi là cha lại lạnh lùng chối bỏ, để Núi lâm vào con đường trộm cắp thật sự. Cuộc đời Núi từ đây chuyện vào tù rồi ra tù như lẽ đương nhiên.

Sau tất cả, Núi vẫn là một người tử tế

Tác phẩm đề cao tính hướng thiện
Tác phẩm đề cao tính hướng thiện

Dù đã phạm vào con đường trộm cắp nhưng sâu thẳm bên trong Núi vẫn là một người có lòng hướng thiện. Núi muốn là một người bình thường, có cuộc sống êm ấm bên vợ hiền, con ngoan.

Thế nhưng vợ bỏ đi, một thân một mình nuôi con với bao vất vả khiến hắn phải trộm cắp. Nhưng lần này Núi đi tù cả chục năm, những ngày trong tù Núi chỉ nhớ về con, muốn được ra tù nhanh chóng để lo cho con. Với trí thông minh, sự khéo léo hắn trở thành một ông chủ xưởng mộc. Cứ thế những day dứt trong Núi vơi dần.

Cuộc đời Núi có nhiều điều sai nhưng chắc chắn bên trong con người ấy vô cùng lương thiện. Núi đã quyết tâm thay đổi, làm lại cuộc đời. Đặc biệt với người cha tệ bạc kia, Núi vẫn hoàn thành nghĩa vụ của người con là đội khăn tang, tiễn cha đi đoạn cuối.

Sóng ở đáy sông đã để lại cho con người ta nhiều điều cần phải suy ngẫm về những số phận đáng thương và đáng trách. Con người ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng những ngã rẽ cuộc đời chẳng ai lường trước được. 

Cảm ơn nhà văn Lê Lựu đã để lại cho đời một tác phẩm có giá trị nhân văn đến vậy.

Xem thêm những bài viết hay tại tusachtritue.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận