Lý tài là một cuốn sách trong bộ “Những lời dạy của các bậc thánh hiền”. Lý tài mang nghĩa quản lý tài năng và là vấn đề được nhiều bậc thánh nhân quan tâm. Quản lý tài năng của người xưa được chia thành quản lý trong gia đình và quản lý đất nước. Với mỗi bậc thánh nhân, đều sẽ có các quan điểm riêng về vấn đề này. Để hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ cùng phân tích nội dung của cuốn sách này nhé!
Nội dung bài viết
Tại sao nên học tập các bậc thánh hiền?
Chỉ những con người xuất chúng có học thức sâu rộng vào viên bác mới được người đời tôn xưng là bậc thánh hiền. Trong văn hóa cổ đại đã xuất hiện rất nhiều bậc thánh hiền với những lời răn dạy vô cùng quý báu. Những lời nói của họ đều được suy ngẫm kỹ càng và trải nghiệm thực tế.
Thế nào là “Thánh Hiền”?
Thánh Hiền là một từ ghép gồm “Thánh” và “Hiền”. Thánh là chỉ sự thông minh là con người thong dong hành đạo, không phải cố gắng nhưng vẫn thông tuệ. Hiền không mang nghĩa là hiền lành mà để chỉ hành động có tính mau lẹ. Người xưa luôn ví thánh hiền với những người học rộng, tài cao và thường là những nhà văn, nhà thơ, nhà triết học.
Vì sao những lời răn dạy của thánh hiền có giá trị cao trong cuộc sống?
Nếu chỉ là một người thông minh mà không có đạo đức thì sẽ không được tôn xưng là thánh hiền. Ngược lại những người có đạo đức nhưng không có tài năng cũng không được xã hội đề cao. Cái đức cái tài luôn phải song hành cùng nhau thì mới thật sự là thông tuệ, là mẫu mực của xã hội.
Những gì mà thánh hiền chỉ dạy không chỉ có lý tài mà còn có tu thân và cầu học. Tất cả đều là những kinh nghiệm, những chiêm nghiệm, trí tuệ của người xưa được đúc kết qua nhiều năm tháng. Đã là kinh nghiệm thì sẽ có tính ứng dụng trong đời sống thực tế. Những ứng dụng này được các thánh hiền trải nghiệm của và đúc kết giá phương thức hợp lý nhất. Vì vậy mà học tập theo những điều răn dạy của thánh hiền sẽ giúp chúng ta thông tuệ được nhiều thứ hơn và sáng suốt trong những lựa chọn của mình
Sách “Những lời dạy của các bậc thánh hiền – Lý Tài”
Những lời dạy của các bậc thánh hiền là một cặp sách gồm 3 cuốn. Lần lượt được chia thành: Tập 1 – Lý Tài; Tập 2 – Tu Thân; Tập 3 – Cầu Học. Cuốn sách này là ghi chép về những bài học, lời khuyên từ các bậc thánh hiền xưa của Trung Hoa.
Bối cảnh lịch sử
Cuốn sách được biên soạn dựa trên những câu chuyện lịch sử có thật bắt đầu vào thời Tần Thệ. Luận học tập được xem là nội dung triết lý đầu tiên xuất hiện tại Trung Hoa. Trong khoảng hơn 2500 năm, Trung Hoa cổ đại đã xuất hiện rất nhiều nhân tài kiệt xuất được người đời tôn xưng là bậc thánh hiền. Với chiều dài lịch sử như vậy, bộ sách này chỉ là một cuốn sách tóm gọn về văn hóa, truyền thống cũng như tri thức của Trung Quốc. Nhờ đó mà người đọc hiểu được khái quát nhất về các bậc thánh hiền.
Nội dung tập 1 – Lý Tài
Tập 1 của bộ sách những lời dạy của các bậc thánh hiền mang tên Lý Tài. Lý Tài ở được được hiểu là quản lý gia đình (tề gia) và quản lý đất nước (trị quốc).
Những nội dung về “tề gia” được cuốn sách đề cập tiêu biểu như:
- Lấy chữ “Hiếu” là kỷ cương của vạn sự;
- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy;
- Mấu chốt của việc quản lý gia đình là nằm ở sự tu dưỡng của gia trưởng;
- Tấm lòng cha mẹ khắp thiên hạ;
- Dạy con là việc quan trọng trong cuộc đời;
- Các phương pháp dạy con;…
Những nội dung về “trị quốc” được cuốn sách đề cập tiêu biểu như:
- Đắc đạo đa trợ (Sự trợ giúp của người tài)
- Lấy tĩnh (bình tĩnh) thoái (lui) làm trọng trong đạo trị quốc
- Ba yếu tố quan trọng trong việc cai trị đất nước là: pháp luật, lòng tin và quyền lực
- Nhân tài khó kiếm, tiến cử không dễ,…
Với mỗi nội dung tiêu biểu, cuốn sách đều đề cập tới những tấm gương, những trích dẫn cụ thể. Tất cả đều là những điểm tích thể hiện tư duy trí tuệ của người xưa.
Tủ sách trí tuệ mong rằng, cuốn sách “Những lời dạy của các bậc thánh hiền – Lý Tài” sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tề gia – trị quốc. Thông qua đó học tập được những bài học quý giá về phát triển bản thân.