Thời xa vắng là đứa con tinh thần của nhà văn Lê Lựu với những thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Con người dù thân thể tự do nhưng trong tâm trí vẫn có những ràng buộc về những quy chuẩn trong xã hội cũ. Lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân có chắc chắn là đúng? Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị của tác phẩm trong bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung tác phẩm
Tiểu thuyết Thời Xa Vắng kể về cuộc đời của nhân vật Sài. Sài là nhân vật chuẩn “con nhà người ta”. Anh thông minh, học giỏi và là niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng cuộc đời của Sài đều do gia đình tự quyết, ngay cả việc yêu ai, lấy ai cũng do gia đình chọn lựa. Lên 12 tuổi Sài đã bị gia đình ép cưới người con gái hơn mình 3 tuổi. Hôn nhân chỉ là vỏ bọc để gia đình hài lòng, Sài đã sống những năm tháng ngột ngạt cùng với Tuyết.
Những tưởng Sài sẽ chấp nhận cuộc sống do gia đình sắp đặt. Thế nhưng anh đã bỏ vào Nam để đi theo người con gái tên Hương mà anh thực sự yêu.
Sau này khi hòa bình, Sài chính thức ly hôn Tuyết và lấy Châu. Cuộc sống hạnh phúc chẳng kéo dài bao lâu khi anh phát hiện anh chỉ là người đổ vỏ cho sai lầm của Châu. Giang Minh Thùy không phải là con của anh. Thất vọng và đau đớn, anh lựa chọn quay trở về quê hương để bắt đầu lại.
Thông điệp được truyền tải từ Thời Xa Vắng
Con người bị trói buộc bởi những quy tắc, giáo điều trong xã hội cũ. Điển hình chính là nhân vật Giang Minh Sài. Từ nhỏ tới lớn Sài sống theo sự kỳ vọng và mong muốn của người khác. Làm gì, ở đâu, lấy ai đều theo sự sắp xếp của người khác. Ở trong gia đình ấy con cái phải sống theo thói quen, nếp sống được truyền lại mấy đời. Con cái làm gì có cái quyền muốn sao được vậy.
Sài bị trói buộc cả tinh thần lẫn thân thể. Anh không thể cho phép mình sống hết mình với những mong ước của bản thân. Cuộc đời Sài rơi vào những điểm bất hạnh suy cho cùng cũng do cái lối sống cổ hũ ấy mà ra.
Bên cạnh đó tác giả cũng lên án một xã hội bao cấp với những con người ngại thay đổi. Cuộc sống đã đổi thay nhưng họ lại không muốn làm chủ cuộc đời mình mà muốn suốt kiếp làm thuê, Được chủ tin tưởng thời điểm đó là một diễm phúc với những người làng Hạ Vi. Một xã hội như vậy thì con người bị trói buộc cũng chẳng có gì ngạc nhiên.
Cuối cùng là thông điệp hãy sống là chính mình, đừng sống hộ cho những ý nghĩa của người khác. “Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính mình, chứ không phải bằng những giá trị được áp đặt bởi xã hội”
Kết
Thời Xa Vắng của Lê Lựu xứng đáng là một trong những tác phẩm bất hủ của thời đại. Cho tới ngày nay tác phẩm vẫn còn giữ nguyên những giá trị nhân văn sâu sắc. Con người dù ở thời đại nào thì hãy mạnh dạn sống cho những ước mơ và khát vọng của bản thân. Đừng sống vì những ánh nhìn của người khác dành cho mình, chỉ có vậy mới không tự mình làm đau chính mình.
Xem thêm những bài viết cùng chủ đề tại tusachtritue.com