Top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975 mà chúng tôi chuẩn bị giới thiệu đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về giai đoạn lịch sử này. Thông qua các tác phẩm sắp giới thiệu tại đây các bạn sẽ có thể nhìn nhận được phong cách văn chương cũng như bối cảnh lịch sử thời bấy giờ. Cùng chào đón và lựa chọn cho mình những cuốn sách sẽ đọc trong tương lai nhé!
Nội dung bài viết
Phong cách văn chương Việt Nam sau 1975
Trước khi đến với top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phong cách văn chương của giai đoạn này. Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam là những bài ca hào hùng và tràn đầy sức sống về những tấm gương bảo vệ tổ quốc. Nhưng kể từ năm 1975 trở đi, những áng văn giàu cảm xúc đó dần được thay thế thành những tiểu thuyết mang tính hiện thực.
Sau 1975 là khi chúng ta đã giành lại độc lập và bước vào thời kỳ xây dựng đất nước. Phong cách văn học dựa theo lịch sử cũng có nét chuyển biến. Những chủ đề mà các tác giả thời này hứng thú đó là cảm hứng đời tư, thế sự và đạo đức con người. Các tác phẩm sẽ thể hiện sự thô ráp và cực đoan của cuộc sống. Bày tỏ sự tiếc thương cho những số phận bé nhỏ giữa dòng đời đầy khó khăn.
Thông qua tác phẩm này người đọc có thể soi ngẫm và suy nghĩ về bản thân. Do đó mà giá trị của các tác phẩm thời này được đánh giá vô cùng cao. Một số tác giả nổi bật trong thời kỳ này có thể kể đến như: Ma Văn Kháng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng
Top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975
-
Thời xa vắng
Thời xa vắng là cuốn sách đầu tiên mà Tủ sách trí tuệ muốn đề cập tới trong top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975. Một cuốn sách tuy ngắn nhưng có thể tóm tắt hơn 30 năm hào hùng của dân tộc.
Nội dung cuốn sách xoay quanh cuộc đời của Giang Minh Sài. Nửa đầu cuộc đời, anh sống trong sự sắp đặt của người nhà. Anh luôn khao khát một cuộc sống thực sự do bản thân tự mình kiểm soát. Đó là khao khát tự do, thoát khỏi gông cùm cuộc đời. Qua cuốn sách chúng ta cũng có thể cảm nhận được nhịp sống của những tầng lớp đương thời.
-
Mùa lá rụng trong vườn
Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng lấy bối cảnh của Hà Nội sau những năm chiến tranh. Mỗi người trong gia đình đều mang một tính cách và suy nghĩ khác biệt. Những biến cố xảy ra trong cuộc sống và những lần đấu tranh tâm lý của nhân vật khiến chúng ta nhìn ra được những mặt xấu của xã hội. Vẫn là nội dung xã hội đương thời nhưng với một cách kể và biểu đạt khác đã khiến cuốn sách nổi bật và xứng đáng nằm trong top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975.
-
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hà Nội ba mươi sáu phố phường là một tác phẩm thật khác biệt trong top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975. Chúng ta sẽ thấy được một Hà Nội bình dị dễ gần với nhiều khung cảnh đáng nhớ. Đó sẽ là những câu chuyện về sinh hoạt thường nhật. Cũng có thể là những điểm đặc trưng của riêng từng khu phố. Thông qua đó chúng ta sẽ hiểu hơn về thủ đô nghìn năm văn hiến.
-
Tắt đèn
Top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975 thì không thể không nhắc đến Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Nội dung phản ánh rất chân thực về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ chịu đô hộ của thực dân Pháp. Đố là một xã hội bần cùng bởi những khoản sưu thuế vô lý. Con người cùng cực tới mức phải từ bỏ cả những người ruột thịt và cả lòng tự trọng của mình.
-
Vang bóng một thời
Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân là cuốn tiểu thuyết khiến người đọc như được sống lại thời phong kiến. Không giống những tác phẩm chỉ đi vào sự tiêu cực của xã hội, Vang bóng một thời cho thấy một thời phong kiến với nhiều giá trị quan đáng quý. Những nếp sống bằng cách sinh hoạt của xã hội phong kiến theo Nho giáo đầy sự hoài cổ và nghệ thuật. Nhưng giờ đây, tất cả đã biến mất, chỉ còn lại trong tâm trí những người ở lại.
-
Những ngày thơ ấu
Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng là một tập truyện viết về chính cuộc đời của tác giả. Trích đoạn của tập sách còn được đưa vào Sách giáo khoa để giảng dạy. Vì vậy không có lý do nào để phủ nhận việc của tiểu thuyết này nằm trong top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975.
Tập truyện được chia làm các phần chính như sau: Tiếng kèn, Chúa thương xót chúng con, Trụy lạc, Trong lòng mẹ, Đêm Noel, Trong đêm đông, Đồng xu cái, Sa ngã, Một bước ngắn. Không chỉ là một cuốn hồi ký Về Tuổi Thơ đây còn là cuốn sách cho thấy những góc khuất trong một gia đình giàu có nói riêng và xã hội bấy giờ nói chung.
-
Vợ nhặt
Kim Lân là một cây bút sáng giá trong giai đoạn sau 1975. Tác phẩm “Vợ nhặt” cho chúng ta thấy một góc nhìn về nạn đói, về một xã hội nghèo khổ. Người đọc luôn cảm nhận được cái đói, cái khổ trong mỗi tình tiết của cuốn sách. Nhưng dù đói, dù khổ, con người ta cũng không nghĩ đến cái chết, cái trộm cắp và những điều tồi tệ. Đó cũng là một bài học quý giá cho cuộc sống.
-
Số đỏ
Tiểu thuyết tiếp theo trong top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975 là cuốn tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng. Số đỏ với nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ Có lẽ không còn xa lạ với những ai yêu thích sách.
Đây là một tác phẩm được viết theo phong cách trào phúng vô cùng độc đáo. Thông qua đó tác giả muốn lên án xã hội tư sản của thành thị việt nam đương thời với lối sống văn minh “rởm”. Cuốn tiểu thuyết còn được chuyển thể thành phim cùng tên và đón nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt đến từ người xem.
-
Bỉ vỏ
Bỉ vỏ là một câu chuyện về tầng lớp cặn bã nhất xã hội. Chúng ta sẽ được nhìn thấy những điều xấu xa, bẩn thỉu, hèn yếu nhất. Nhưng trong xã hội này, đâu đó vẫn còn những ánh sáng của sự yêu thương, nhân đạo. Người đọc sẽ cảm nhận được khát vọng sống, khát vọng của một cuộc đời không còn những xấu xa, đau khổ của các nhân vật trong tiểu thuyết.
-
Cánh đồng bất tận
Cánh đồng bất tận là cuốn tiểu thuyết cuối cùng trong top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư sẽ cho người đọc thấy được một câu chuyện dữ dội, khốc liệt của một cuộc sống thôn quê. Những xúc cảm đau lòng đến nhói tim cho những sự mất mát, cô đơn.
Trên đây là top 10 tiểu thuyết kinh điển Việt Nam sau 1975 mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng các bạn đọc sẽ tìm được một tác phẩm thú vị nhất cho bản thân.